Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Tản mạn về từ "Sức mấy"

Nói về từ sức mấy” đây là từ rặc nam bộ xuất hiện thời TT Diệm 1954. Với làn sóng di cư 2 triệu người từ Bắc bộ vào. Việc sắp đặt nơi định cư và sinh sống cho số lượng người khổng lồ là một điều rất khó. Lúc đó dân SG mới dùng từ sức mấy” tức là không biết cần bao nhiêu sức lực để giải quyết một công việc. Thế nhưng chính phủ TT Diệm đã giải quyết ổn thỏa về mặt nhân sinh về chính trị văn hoá và vấn đề an ninh. Điều này chứng tỏ chính phủ của TT Diệm tức Đệ Nhất VNCH thời đó đã làm việc có sách lược và khoa học.

https://nhacxua.vn/tu-ngu-nguoi-sai-gon-xua-dung-trong-giao-tiep/?fbclid=IwAR3pqtwAfsbkQfa1eb5TMGCBDE8KIpdfbi-Yu72yE20jlY0D_rkjnjLK-yo

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2019

Chuyện con ốc con vít ở VN


Đọc mấy bài báo này viết tới viết lui mệt quá, con ốc mà Samsung mua để lắp ráp vào điện thoại đi động xuất khẩu qua Mỹ và Cộng đồng Châu Âu (EC) thì phải tương thích với chuẩn RoHS, tức là nói nôm na hàng tiêu dùng mà các link kiện bằng kim loại không được chứa 8 chất kim loại độc hại: Asenic, Cd, Cr, Pb,. ......hoặc với 1 lượng rất ít cho phép. Do đó 1 dây chuyền công nghệ sản xuất ốc vít đạt tiêu chuẩn này thì cần các điều kiện:- Phôi liệu về thành phần phải đạt yêu cầu, cái này VN chỉ có mua từ nước ngoài, chứ không phải cục sắt nào bỏ vô cũng làm được, công nghệ luyện kim của VN chỉ làm ra tới thép xây dựng thôi. Chứ thép hợp kim hay hợp kim cao cấp thì chưa tới đâu. Công nghệ luyện kim màu thì chỉ ở mức bán thành phẩm, chưa đạt độ tinh khiết thương mại, mà quy mô là nhỏ lẻ.- Chẳng có công nghệ cao siêu gì ở đây: dây chuyền máy móc làm ra ốc vít có sẵn, chỉ bỏ tiền ra mua, nói nôm na là mua về bỏ phôi liệu rồi nhấn nút (dĩ nhiên nói kỹ chắc có rất nhiều nút và phải lập trình cho máy chạy sơ sơ) là xong, năng suất đầu ra là kinh hoàng. Máy chạy không phải người chạy, tức là giá thành rất hạ do năng suất cực cao, không phải do nhân công thấp, sản xuất cái này không cần nhiều  nhân công kiểu như giày da, may mặc như là một lợi thế của VN. Còn ốc vít do VN tự chế tạo máy để làm ra thì xin thôi vậy. Bởi vì ôc vít thiên hình vạn trạng hàng ngàn kiểu và size lớn nhỏ đủ thứ, nền công nghiệp chế tạo máy của VN chẳng có thể nào đeo bám về mẫu mã, thiết kế, chế tạo, sử dụng bản quyền patent lớ quớ xài chùa người ta kiện là chết bỏ.- Công đoạn hoàn tất: công nghệ xi mạ, công nghệ này coi như bí quyết (know-how) của nhà sản xuất thấy tưởng dể mà rất khó ăn, sau khi xi mạ thành phần lớp xi mạ trên cũng phải theo tiêu chuần RoHS.


Cho nên nói rằng VN không làm được mấy con ốc vít chẳng có gì bất thường, nhục nhã hay mất mặc gì sất. Vật liệu mà chúng ta không chế tạo hay luyện ra được dù có sản xuất gia công định hình thì cũng chẳng có gì tự hào cho cam. Điều này giống như cách đây mấy năm, báo chí ca ngợi chúng ta sản xuất được máy tính cá nhân PC, laptop v.v ..... Hehe cái đó thì chỉ là lắp ráp gia công, mặc dù trong đó có thể có linh kiện xuất xứ từ VN thì có quạt CPU, quạt làm mát của Nidec (Nhật), Ồ cứng Fujitsu (bo mạch do nhà máy Fujitsu ờ Biên Hòa làm), một vài thanh RAM như của Unigen sản xuất (khu VSIP), CPU của Intel trong tương lai, .... nhưng những nhà máy này là nước ngoài đầu tư , bằng sáng chế sản xuất là cùa nước ngoài, ... . Ơ hơ thì thôi vậy, chắc có người nào đó nói, vậy có ai đã làm gì cho đất nước được chưa? câu hỏi này qua lớn để lúc khác viết tiếp cái chủ để này. Thôi thì hẹn hàng xóm láng giềng hay cường quốc năm châu là 100 năm chúng tôi sẽ vượt qua các ông. Nếu ai tranh luận nói là 100 là quá nhiều hay quá ít nói là 50 hay 200 năm cũng được, thì tương lai đem so đo nó cũng dể =D . 


PS: Riêng ông Samsung đặt vấn đề cái nhỏ nhặt nhứt là cái con ốc vít chúng tôi cần nhưng mà các ông không đáp ứng được thì nó có ẩn ý của nó, nó thuộc tầm vĩ mô rồi, mà vĩ mô thì liên quan đến chính trị, hehe cái vụ này em không rành, chỉ nghe nói là kinh tế thì chính trị. 

Nguyễn Văn Danh
12/10/2014

Ngu bàn chuyện đưa tiếng Hán vào trường học phổ thông

Xu hướng đưa chữ "tàu" vào học đường đang nổi cộm. Thực ra cái tên gọi cho đúng vẫn chưa ổn, nào là Hán văn, Tiếng phổ thông TQ, v.v .. nó đã khác nhau rất nhiều. Nhiều người lại nghỉ thiết tưởng tiếng Việt với vốn từ Hán Việt chiếm đến 70%, số từ Hán Việt thống kê lên đén 30.000 từ thì Tiếng Việt phụ thuộc vào Hán ngữ là điêu rất dể hiêu lầm. Thực tế khi học bạch thoại tiếng phổ thông TQ và từ Hán Việt ta thấy nó khác nhau rất nhiều, khác hãn sự tương tự gần giống giữa Tiếng Thái và Lào, Tiếng Đức và Áo, Tiếng Ma Lai và tiếng Nam Duong (indoneisa). Nếu vay mượn hoàn toàn sao không phát âm gần giống mà hầu như phát âm khác hẵn rất nhiều, có phần giống Tiếng Nhạt và tiếng Hàn có vốn Hán tự rất nhiều trong ngôn ngữ họ.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt)
南國山河南帝居,
截然分定在天書。
如何逆虜來侵犯,
汝等行看取敗虚。
Nánguó shān hénán dì jū,
jiérán fēn dìng zài tiānshū.
Rúhé nì lǔ lái qīnfàn,
rǔ děng xíng kàn qǔ bài xū.
Cho nên ngu ý tôi rằng có hệ thống ngôn ngữ nói và viết trước khi có Hán tự mà tổ tiên Việt tộc đã dùng, hệ thống chữ viết này đã mất nhưng nó phát triển thành Hán tự hình tượng để ký âm bởi Hán tộc. Sau đó thòi gian tộc Việt bị Bắc thuộc, chính quyền bắc thuộc áp đặt lại Hán tự mà tộc Việt đã từng sử dụng nhưng theo lối chữ viết mới. Không dể gì mà tộc Việt làm chủ Hán Việt một cách thấu đáo mà ta gọi là chữ Nho không thua gì Hán tộc. Do tộc vIêt đã bỏ Hán Việt lâu nên cách nói, ngữ pháp cũng khác nên cha ông ta phải cải biên từ Hán tự qua chữ Nôm cho phù hợp cách phát âm của người Việt sau này. Tiếng Việt hiện đại hiện nay hay Quốc ngũ được ký âm bằng hệ thống ký tự la tinh có một nhược điểm là nhiều từ đồng âm nhưng nghĩa khác nhau, cho nên việc học hiểu rỏ thêm về từ Hán Việt là điều tốt theo lối nho học. Còn việc học Hán văn theo lối học của TQ là tha hóa bản ngữ và nô dịch văn hóa về lâu dài. Dân tộc Do Thái tha phuong cầu thực tản mác khắp thế giới 2000 năm mà họ vẫn giành lại được đất nước một phần là do họ bảo tồn ngôn ngữ của họ.
Nguyễn Văn Danh
Ngày 7/10/2016

Tản mạn về cafe không giống ai của Người Việt

Cafe mà người Việt uống hiện nay thật sự khó mà hình dung là nó từ cafe 100% nguyên chất hay không. Dạo thời gian gần đây các quán cafe rang xay cafe nguyên chất mở ra đã thu hút lượng khách nhất định, nhất là những người sành uống cafe và muốn uống cafe nguyên chất thật sự.

Nói về cafe nguyên chất: những cơ sở bán cafe đã qua chế biến thành cafe hạt, cafe bột pha phin như Trung Nguyên, Phin, Trần Quang, ... . Họ dùng cafe hạt tấm ướp và chế biến xem như cafe nguyên chất nhưng có một điều nên lưu ý là hóa chất và hương vị tẩm ướt có ngon và lành cho cơ thể hay không thôi. Một số quán cafe có thương hiệu, thật sự vẫn cho là cafe nguyên chất nhưng sau khi uống vào có người cảm thấy mệt, tim đập hồi hộp, vã mồ hôi, chóng mặt, nôn nao ..... những triệu chứng này mà nhiều người lầm tưởng do hiệu ứng của cafein gây ra nhưng thực sự không phải, đó là hiệu ứng của những chất pha tẩm vào cafe. Thí dụ nghe nói vài nơi có cho thêm ký ninh vào để tạo thêm vị đắng (cách này không lành), thêm tí nước mắm để tạo vị thơm hay thêm muối để tạo độ dịu của cafe sau khi pha. Nói chung là rất nhiều thiên hình vạn trạng.

Nhưng bài viết này không đề cập về kỹ thuật chế biến cafe nguyên chất, tẩm ướp rang thiêu như thế nào .... để tạo nên cafe ngon và lành hay ngon mà không lành. Mà chì đề cập nhẹ nhàng về cái gọi là cafe pha. Pha thêm đâu nành rang, bột bắp cháy,......

Theo ngu ý của mình, cái thời bao cấp, ngăn sông cấm chợ của những năm sau 1975 và những năm đầu của thập niên 80 đã tạo nên vô vàng sáng kiến của người dân do thiếu thốn về lương thực và những mặt hàng thiếu yếu khác. Lúc đó ai đi xe đi dò đi tàu mà mang vài kilogram thịt heo, thịt bò thì có nguy cơ bị tịch thu mất trắng ngay cả 5, 10 hay 20 kilogram gạo cũng vậy. Những trạm kiểm soát như vậy dọc các tuyến quốc lộ và các kênh, sông chính như Chợ Gạo, Chợ Lách, Măng thít, Tân Hương, … đều có những trạm kiểm soát như vậy. Cái thời thật là khốn khó ấy mà, cái thời nói đúng ra là ngăn sông cấm chợ thật là chính xác.

Café một thức uống thời thượng và phổ biến của dân miền nam trước 75, vào thời gian này, dân tình thiếu thốn café cũng âu rất là bức xúc. Café khó mà được chuyển đi với số lượng lớn từ vùng Long Khánh, Đắc lắc, … về miền xuôi. Mà sản lượng café cũng không nhiều do chính sách nông nghiệp HTX , tập đoàn bị bế tắc. Cho nên sáng kiến pha phụ liệu vào café để giàm giá thành mà vẫn có hương vị của café được phát triển. Ngày xưa người ta pha thêm phụ liệu như một ít bắp rang cháy hay gì đó là chiêu thức cùa nhà rang café làm café ngon hơn nhưng sau đó tỷ lệ của những phụ liệu này càng nhiều hơn do hám lợi về sau này và do tình hình của cái thời khó khăn.

Cái thời bao cấp uống café pha phụ liệu dù sao vẫn còn lành do phụ liệu là những loại hạt cây cỏ tự nhiên. Theo mình nhớ lúc đó còn nhỏ, ái dà chính mình xay café cho bà chị bán tạp hóa ở miền quê lúc đó có hạt bắp rang, hột bình linh, … rất nhiều loại hạt chiếm tỷ lệ gần tương đương với café. Café xay ra vẫn thơm phức cả nhà. Café uống thứ này vẫn ngon và vẫn còn lành.

Còn bây giờ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiên quá, đến nỗi café bột thì chẳng có 1 hạt café nào được xay ra cả. Tất cả là từ đậu nành, bắp rang cháy và hàng loạt hóa chất tào mùi, vị đắng , chất tạo bọt sóng sánh, v.v và v.v. Nào là nghe nói thêm ký ninh (thuốc trị sốt  rét) tạo vị đắng, chất tạo bọt đồng dạng với chất làm xà bông, hương café hóa chất , chất tạo màu …. Nói chung là không biết rỏ cái gì bên trong.

Làn sóng café rang xay đã ra đời hàng loạt trong thời gian gần đây đã hầu như đáp ứng nhu cầu cùa rất nhiều người uống café. Chính mắt họ thấy ly café được pha ra từ hạt café bỏ vào máy và xay ra htì cũng yên tâm và thích thú hơn. Nói đi nói lại café rang xay dù được tẩm hóa chất có lành không thì cũng hơn cả trăm lần cái thứ café pha không làm từ café. Nói xa một tí, một đất nước xuất khẩu café đứng thứ hai trên thế giới mà người dân lại quen với khẩu vị của loại café pha tả pí lù này hơn là café nguyên chất chính thống. Và người Việt nhiều lúc tự hào xứ tui mùi café rất đặc trưng không giống ai trên thế giới. Thiệt là cái cảm giác nói không ra lời khi thấy nhiều người nghĩ như vậy, cái gu café bị lầm lạc, lạc loài so với cả thế giới còn lại.

Tóm lại tuy mình chê loại café pha không phải từ café. Nhưng nếu mình có công thức pha chế mà các chất trong đó lành tính tự nhiên thì mình có thể sẵn sàng phát triển thành một sản phẩm có thể gọi tên chung là cafa (tức là café pha hương café không phải từ café). Sản phẩm cafa này chắc chắn sẽ rẽ hơn café nguyên chất nhiều thích hợp cho người dị ứng với cafein mà vẫn thích ghiền uống café và sẽ là một loại giải khát mang thương hiệu Việt có một không hai trên thế giới. Thật thật giả giả biết đâu được.

Tản mạn đầu tuần 12/05/2014.